0

Những giai đoạn rối loạn lưỡng cực I (phần 1) | Safe and Sound

Theo chuyên gia tâm lý, áp lực học tập, công việc, cuộc sống khiến không ít người gặp các vấn đề tâm lý, trong đó có chứng rối loạn lưỡng cực. Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau đây cho một giai đoạn hưng cảm. Các giai đoạn hưng cảm có thể sau hoặc trước giai đoạn trầm cảm.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Giai đoạn hưng cảm

A. Giai đoạn riêng biệt bất thường, kéo dài, bùng nổ, hoặc tâm trạng dễ bị kích thích, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, các hoạt động và năng lượng thường tăng mạnh, kéo dài ít nhất một tuần và diễn biến hầu hết trong ngày (hoặc thời gian bất kỳ cần nhập viện).

B. Theo chuyên gia tâm lý, trong thời gian xáo trộn tâm trạng và tăng năng lượng hoặc hoạt động, 3 (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây (4 nếu tâm trạng dễ bị kích thích) có mặt ở một mức độ đáng kể và thể hiện một sự thay đổi đáng chú ý từ hành vi thông thường:

  1. Đánh giá cao bản thân.
  2. Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy được nghỉ ngơi chỉ sau 3 giờ ngủ).
  3. Nói nhiều hơn bình thường hoặc áp lực phải tiếp tục nói chuyện.
  4. Bay bổng với những ý tưởng hay quan điểm cá nhân, chạy đua theo dòng suy nghĩ.
  5. Mất tập trung (tức là dễ bị thu hút bởi những kích thích không quan trọng hoặc không liên quan) như được quan sát thấy.
  6. Tăng cường các hoạt động hướng đến mục tiêu (như xã hội, công việc, trường học, tình dục,...) hoặc hoạt động không mục đích.
  7. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, bệnh nhân thường tham gia quá mức vào các hoạt động có khả năng gây hậu quả đau đớn cao (ví dụ: tham gia vào các cuộc mua bán không giới hạn, sự bừa bãi tình dục hoặc đầu tư kinh doanh dại dột).

Ảnh 1: Rối loạn lưỡng cực là tình trạng thay đổi cảm xúc tâm trạng thất thường

C. Rối loạn tâm trạng đủ nghiêm trọng để gây ra sự suy yếu rõ rệt trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc phải nhập viện để có sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý ngăn ngừa tổn hại cho bản thân hoặc người khác, hoặc có đặc điểm loạn thần bệnh lý.

D. Không được quy cho các tác động do chất hoặc tình trạng bệnh khác.

Lưu ý: Chuyên gia tâm lý cho biết, một giai đoạn hưng cảm đầy đủ xuất hiện trong quá trình điều trị chống trầm cảm (ví dụ: thuốc, sốc điện) nằm ngoài những ảnh hưởng sinh lý của phương pháp điều trị đó mang lại và có thể coi nó là bằng chứng đầy đủ cho chẩn đoán hưng cảm và do đó, có thể xem xét được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực.

Tiêu chí A - D tạo thành một giai đoạn hưng cảm. Ít nhất một lần trong đời có giai đoạn hưng cảm có thể được xem xét chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực I.

2. Giai đoạn hưng cảm nhẹ

A. Theo chuyên gia tâm lý, giai đoạn riêng biệt bất thường, kéo dài, bùng nổ, hoặc tâm trạng dễ bị kích thích, các hoạt động có hướng và năng lượng tăng mạnh, kéo dài ít nhất 4 ngày liên tục và hầu hết các ngày (hoặc thời gian bất kỳ cần nhập viện).

B. Trong thời gian xáo trộn tâm trạng và tăng năng lượng hoặc hoạt động, 3 (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây (4 nếu tâm trạng dễ bị kích thích) có mặt ở một mức độ đáng kể và thể hiện một sự thay đổi đáng chú ý từ hành vi thông thường:

  1. Đánh giá cao bản thân.
  2. Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy được nghỉ ngơi chỉ sau 3 giờ ngủ).
  3. Nói nhiều hơn hoặc áp lực phải tiếp tục nói chuyện.
  4. Bay bổng với những ý tưởng hay quan điểm cá nhân, chạy đua theo dòng suy nghĩ.
  5. Chuyên gia tâm lý cho rằng, người bệnh mất tập trung (tức là dễ bị thu hút bởi những kích thích không quan trọng hoặc không liên quan) mà được quan sát thấy.
  6. Tăng cường hoạt động hướng mục tiêu (như xã hội, công việc, trường học, tình dục,...) hoặc hoạt động không mục đích.
  7. Tham gia quá mức vào các hoạt động có khả năng gây hậu quả khổ đau cao (ví dụ: tham gia vào các cuộc mua bán không giới hạn, sự bừa bãi tình dục hoặc đầu tư kinh doanh dại dột).

Ảnh 2: Triệu chứng rối loạn hưng cảm ở mỗi giai đoạn là khác nhau

C. Giai đoạn có liên quan đến một sự thay đổi rõ ràng trong chức năng mà không ảnh hưởng đến các nhân khi không có triệu chứng.

D. Những người khác có thể quan sát thấy sự thay đổi tâm trạng và chức năng.

E. Giai đoạn không đủ nghiêm trọng để gây ra sự suy yếu rõ rệt trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc phải nhập viện. Nếu có các đặc điểm của loạn thần, thì chẩn đoán giai đoạn hưng cảm.

F. Giai đoạn này không được quy cho các tác động sinh lý của một chất.

Lưu ý: Một quá trình hưng cảm nhẹ xuất hiện đầy đủ trong quá trình điều trị chống trầm cảm mà các triệu chứng nằm ngoài ảnh hưởng mà quá trình điều trị đó đem lại thì đấy là một bằng chứng cho thấy đây là giai đoạn hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, cần thận trọng chỉ ra 1 hoặc 2 triệu chứng (đặc biệt là dễ bị kích thích, kích động sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm) không được coi đủ để chẩn đoán giai đoạn hưng cảm nhẹ và cũng không cần thiết coi đó là rối loạn lưỡng cực.

Tiêu chí A - F tạo thành một giai đoạn hưng cảm nhẹ. Mặc dù phổ biến trong rối loạn lưỡng cực I nhưng không bắt buộc phải chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I.

: Những giai đoạn rối loạn lưỡng cực I (phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound